Home » , » CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO BÀI HÁT

CÁCH TÌM HỢP ÂM CHO BÀI HÁT

ThaiBinh | 17:18 | 1comments

Cách tìm hợp âm

Điều này hơi khó vì cần kinh nghiệm, và sự kiên trì học hỏi. Nhưng muốn đệm hát được, dù là tự hát hay đệm cho người khác hát thì bạn cũng phải biết các hợp âm của bài hát đó. Nếu có sẵn thì coi như bạn chỉ cần theo đúng nhịp điệu, cứ chiếu theo hợp âm có sẵn mà chuyển thôi. Nhưng nếu không có sẵn, mà cái này mới là chính vì bạn khó có thể nhớ hết hợp âm cho mọi bản nhạc. Hơn nữa mỗi người lại có một giọng khác nhau, bạn không thể bắt người hát phải theo một giọng duy nhất. Nếu người hát biết và nói cho bạn biết giọng của họ thì như phần dưới sẽ bàn, bạn chỉ việc theo đúng giọng đó mà đệm thôi. Còn nếu nguời hát không biết giọng của họ là gì thì bạn một là dạo vài vòng những hợp âm quen thuộc và họ sẽ theo đó mà hát, hai là họ cứ thế mà hát, hát sai hát đúng gì cũng hát trước và bạn sẽ phải dò tìm giọng, tìm hợp âm để đệm. Nói nôm na là DÒ GAM. Một lần nữa xin nhắc lại là chúng ta cố gắng tiếp cận âm nhạc nói chung và Đệm hát Bằng Guitar một cách đơn giản và dễ hiểu.Gam tức là hợp âm, rõ hơn thì Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc và chia ra thành trưởng và thứ. Khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau chẳng hạn, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. Như hình vẽ bên dưới…
Hợp âm Đô trưởng (C):



Hợp âm La thứ (Am):



Tuy nhiên, bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên hình vẽ thấy 6 nốt cho một hợp âm sao ở trên lại chỉ nói 3 nốt? Đó là hợp âm 3, ba nốt chính cần thiết cho một Gam mà bạn sẽ dùng để đệm hát.
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn.
Nhắc lại một chút về nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ – đến nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt:
C – C# – D – D# – E – F – F# – G – G# – A – A# – H.
Qui luật hoà âm 1-6-8: Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6 và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ – 6 thứ – 8 trưởng. Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am – Dm – E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em – Am – H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Việt Nam, nắm vững qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy mình khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian đầu.
Xét một cách toàn diện, bạn cần tìm hợp âm chủ đạo, từ đó theo qui luật 1-6-8 để tìm các hợp âm còn lại, và cuối cùng là đặt các hợp âm đó vào bản nhạc.
1. Tìm chủ âm
2. Tìm các hợp âm
3. Đặt các hợp âm vào bài nhạc.
Đến đây sẽ nảy sinh ra mấy trường hợp:
* Người hát biết chủ âm và nói cho bạn biết, ví dụ Am, khi đó nhiệm vụ của bạn là chơi đúng điệu và chuyển qua lại giữa Am-Dm-E
* Theo bản nhạc có sẵn nhưng chưa có hợp âm mà chỉ có nốt nhạc. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào bản nhạc, tìm ra chủ âm.
* Không có bản nhạc, người hát cũng không biết chủ âm. Bạn phải dựa vào tai nghe, kinh nghiệm để tìm chủ âm.
Trường hợp thứ nhất: Việc tìm Chủ âm với trường hợp đầu coi như xong, tạm thời không bàn nữa.
Trường hợp thứ hai: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra:
* Bộ khóa không có dấu thăng giảm: Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
* Bộ khóa có dấu thăng: Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.
* Bộ khóa có dấu giảm: Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ
Với bộ khoá có dấu thăng hay giảm, như trên ta sẽ xác định được hai chủ âm trưởng và thứ, nhưng chưa biết đích xác sẽ dùng cái nào. Muốn biết thì bạn phải coi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc.
Ví dụ bản nhạc có hai dấu thăng là F# và C#. Theo trên bạn sẽ xác định được hai chủ âm là D và Bm. Nhìn vào nốt cuối nếu là nốt Si (B) thì bạn sẽ biết bài này có chủ âm là Bm
Trường hợp thứ ba: Chủ yếu là kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau.
Giờ tới qui luật hoà âm 1-4-5, mời bạn đọc lại về quãng.
Qui luật hoà âm 1-4-5: Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em). Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
Lý do mình muốn bạn coi lại về quãng chính là ở hợp âm B trong nhánh Em. Tại sao lại là B mà không phải là Bm?
Ví dụ trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, nên hợp âm thứ hai là D (theo qui luật 1-4-5). Hợp âm D co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La (D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên hợp âm thứ hai là Re thứ (Dm) . Trong khi đó tên của hợp âm thứ ba bắt đầu ở bậc 5. Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# – B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên hợp âm thứ ba sẽ là Mi trưởng (E)

Hợp âm 7

Trước khi đọc phần này bạn nhớ xem lại về hợp âm. Sở dĩ có thêm phần hợp âm 7 này vì trong rất nhiều bài nhạc mà chúng ta thường nghe đệm hát, ngoài các hợp âm trưởng, thứ ra còn có hợp âm 7.
Thật ra thì từ những hợp âm trưởng và thứ, người ta biến đổi và tạo thành hàng ngàn hợp âm khác. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm một nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7).
Ví dụ:
Hợp âm E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7
Hợp âm Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7
Tạm thời bạn chỉ cần nhớ là nếu có thay đổi thì chuyển hợp âm cuối cùng (bậc 5 theo qui luật 1-4-5) trong từng nhánh (trưởng hay thứ) từ trưởng hay thứ thành hợp âm 7, mục đích là để nghe êm tai hơn. Ví dụ: G – C – D7 – Em – Am –B7
Xin bạn lưu ý là để nghe êm tai, sau khi chơi hợp âm 7, bạn cần phải chuyển về chủ âm.
Tóm lại, khoan bàn tới vấn đề nhịp điệu như slow, boston hay rumba…Để đàn đúng hợp âm bạn cần:
* Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe và kinh nghiệm.
* Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể.
* Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một hợp âm, luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.

Ðặt các hợp âm vào bản nhạc

Sau khi đã tìm ra hợp âm chủ, các hợp âm khác, hay nói nôm na là dò xong Gam, việc tiếp theo của bạn là đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp.
Có một số luật căn bản sau đây:
1. Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm. Đây là nói về thông thường, vậy thì cứ mỗi khi hết một ô nhịp là bạn phải nghĩ đến việc đổi hợp âm.
2. Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3. Tùy theo chủ âm nào (trưởng hay thứ) mà những hợp âm của hợp âm chủ nhiều hơn. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như là Dm và E7 sẽ theo sau. Ba hợp âm này hát đã đời (Am-Dm-E7) sau đó thỉnh thoảng sẽ có C- F-G7. Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am
4. Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe mượt mà thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau.
Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA
Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Với những bạn mới làm quen thì chỉ còn cách là phải tập như sau:
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar.
2) Dùng cây guitar đánh trải các tổ hợp hợp âm trên (3 hoặc 6) cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 3 hoặc 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 4 lời khuyên trên và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.
Đây là nói về lý thuyết, khi bạn có sẵn một bản nhạc. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào bạn cũng có sẵn một bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc. Khi đó chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn sau.
Khi đã thuần thục về tìm hợp âm chủ, tìm các hợp âm liên quan, và chuyển qua lại giữa các hợp âm, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về các điệu trong đệm hát và các kiểu đệm hát thông dụng.

Áp dụng

Chúng ta thử áp dụng những gì đã bàn. Tạm thời bỏ qua việc ta có sẵn bản nhạc để phân tích, cũng tạm bỏ qua ca sĩ nhắc chúng ta về giọng. Phần này chúng ta chỉ xét việc dò dẫm hoàn toàn, ca sĩ hát và bạn theo đó để đệm. Cũng tạm bỏ qua về điệu, cứ coi như mọi bài ví dụ đều chơi rải hợp âm.
Ví dụ 1: Bài Tình Nhớ – Trịnh Công Sơn.
Khi người ta vừa hát “Tình ngỡ đã quên đi…” thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Tình nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am – Dm – E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn. Ví dụ:
Am
Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng,
Dm G C
người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang,
Em (A) Dm
ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều
Em
như từng cơn nước rộng,
E7
xoá một ngày đìu hiu.
Am
Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy,
Dm G C
người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây,
Em (A) Dm
những bước chân mềm mại đã đi vào đời người
Em E7 Am
như từng viên đá cuội rớt vào lòng biển khơi.
(A) G C
*** Khi cơn đau chưa dài thì tình như chút nắng,
Em F
khi cơn đau lên dầy thì tình đã mênh mông,
E7 Am A Dm
một người về đỉnh cao một người về vực sâu,
G F E7 Am
để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo.
…..
Ví dụ 2: Bài Mưa hồng- Trịnh Công Sơn.
Khi người ta vừa hát “Trời ươm nắng…” thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Trời nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt Sol(G). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, nhưng bài này có âm hưởng tương đối vui vẻ nên có thể là chủ âm trưởng, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là C (Sai thì mò lại). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm C – F – G. Bạn cũng sẽ biết là C sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn (Am, G7..). Ví dụ:
C                        Am
Trời ươm nắng cho mây hồng
F                        G7
Mây qua mau em nghiêng sầu
G7                       F
Còn mưa xuống như hôm nào
G7                     C
Em đến thăm mây âm thầm
G7
Mang gió lên …
st
Chia sẻ bài viết này :
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 comments:

Trả lời
Nặc danh nói...
lúc 22:00 18 tháng 5, 2013

:M)

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Support : Diễn đàn | Điều khoản | Liên hệ
Copyright © 2011. htbinhpc - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang