Home » , » Tự học Guitar cơ bản_Bài 2

Tự học Guitar cơ bản_Bài 2

ThaiBinh | 22:34 | 0 comments
Tự học Guitar cơ bản_Bài 2

Mỗi phím đàn cách nhau 1/2 cung. Như vậy với kiến thức về độ cao của các nốt, cộng với việc biết các dây tương ứng với nốt nào các bạn đã có thể xác định tất cả các nốt trên đàn ghita.

Tớ ví dụ: với dây 4 các bạn để không (không bấm gì cả) sẽ được nốt Sol (G), bấm ô phím đầu tiên dây 4, gảy dây 4 các bạn được nốt G#, bấm ô phím thứ nhì gảy dây 4 các bạn được nốt A, bấm ô thứ ba được nốt A#, ô thứ tư - B, ô thứ năm - C, ô thứ sáu C#, ô thứ bảy - D, ....

Bây giờ chúng ta nghiên cứu về Trường Độ. Trường độ chính là độ dài của một nốt nhạc. Ví dụ các bạn đánh nốt A vang trong 2 giây, trường độ khi đó là 2 giây, đánh nốt E vang trong 10 giây trường độ khi đó là 10 giây.

Vậy làm sao ta biết khi nào một nốt đánh vang dài hay ngắn, vang trong bao lâu? Trong âm nhạc người ta quy định độ dài các nốt nhạc (hay trường độ) bằng "hình dạng" (nói cho dễ hiểu!) các nốt. Có các hình dạng sau đây: Tròn Trắng, Tròn Đen, Móc Trắng, Móc Đen, Móc Kép Trắng, Móc Kép Đen, Móc 3 Trắng, Móc 3 Đen, ... (Các hình dạng đó khi bạn nhìn trên bản nhạc sẽ dễ dàng nhận ra).

Độ dài quy định như sau: (như toán học thôi)

1 Tròn Trắng (dài bằng) = 2 Tròn Đen = 4 Móc Trắng = 8 Móc Đen = 16 Móc Kép Trắng = 32 Móc Kép Đen. (1)

1 Móc Trắng (dài bằng) = 3 Móc 3 Trắng. (2)

Vậy các bạn đặt ra câu hỏi khi gặp một nốt Móc Đen chẳng hạn phải đánh dài là bao nhiêu? Câu trả lời dài bao nhiêu là tùy bạn thích, muốn bao nhiêu cũng được. Nhưng phải luôn luôn tuân thủ theo (1) và (2), có nghĩa là nếu bạn đánh nốt Móc Đen vang 10 giây chẳng hạn thì khi gặp Móc Kép

Trắng bắt buộc các bạn phải đánh vang trong 5 giây, khi gặp Móc Trắng bắt buộc phải đánh vang trong 20 giây.

Đôi khi các bạn gặp một nốt thêm một dấu chấm phía sau, có nghĩa là nốt đó sẽ có trường độ bằng 3/2 nốt đó không có dấu chấm. Trở lại Ví dụ trên, nếu bạn đánh Móc Đen vang trong 10 giây thì Móc Đen có chấm đằng sau sẽ vang trong 15 giây (10x3/2=15).

Bây giờ chúng ta sẽ đề cập đến khuông nhạc. Mỗi khuôn nhạc gồm 5 dòng kẻ như sau:

1 --------------------------------

2 --------------------------------

3 --------------------------------

4 --------------------------------

5 --------------------------------

Các bạn cần ghi nhớ điều này:

1. Các nốt nhạc có thể nằm trên dòng kẻ hoặc giữa các dòng kẻ.

2. Dòng thứ 4 bao giờ cũng là nốt Sol (G) (Tất nhiên chỉ dùng cho các bản nhạc khóa Sol nhưng điều này các bạn cũng chưa cần quan tâm làm gì).

3. Các nốt nằm luân phiên theo thứ tự C-D-E-F-G-A-B-C-D....

Như vậy từ 2. và 3. các bạn có thể suy ra được rằng nốt nằm giữa dòng 3 và 4 là A, nốt nằm trên dòng 3 là B, nốt nằm giữa dòng 2 và 3 là C, nốt nằm trên dòng 2 là D, ... nốt nằm giữa dòng 4 và 5 là F, nốt nằm trên dòng 5 là E, ....

Ngoài 5 dòng kẻ chính có thể có thêm các dòng kẻ phụ ngắn hơn ở phía dưới hay phía trên. Vai trò, vị trí các nốt được hiểu không có gì phân biệt với dòng kẻ chính cả.

Bài tập 1:

Như vậy bây giờ nhìn 1 bản nhạc các bạn có thể biết được đâu là nốt nào, độ dài bao nhiêu (tất nhiên tùy bạn 1 cái làm chuẩn dài bao nhiêu).

Các bạn cũng biết trên cần ghita nốt đó nằm ở đâu. Vậy bạn lấy bất kỳ một bản nhạc nào đó, nhìn vào các nốt. Tập gảy lại các nốt trên đàn ghita.

(Các bạn nên chọn những bản nhạc nào mình quen biết - Những ký hiệu nào trên bản nhạc các bạn chưa biết cứ bỏ qua. Chủ yếu là gảy lại từng nốt trên bản nhạc cho người khác nghe thử nếu họ nhận ra bài hát mình đánh là OK (không nhận ra thì có nghĩa là tập tiếp tra tấn họ cho đến khi họ nhận ra !!!).

Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ bài viết này :
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 comments:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Support : Diễn đàn | Điều khoản | Liên hệ
Copyright © 2011. htbinhpc - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang