Home » , » Tự học Guitar cơ bản_Bài 1

Tự học Guitar cơ bản_Bài 1

ThaiBinh | 22:32 | 0 comments
Nhiều bạn muốn học đánh ghita ở mức độ cơ bản nhưng không có điều kiện đến các lớp học. Bài viết cung cấp các kiến thức cơ bản để các bạn làm quen với ghita.


Tự học Guitar cơ bản_Bài 1

Trong âm nhạc có 7 nốt: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si để diễn tả độ cao.
Và cứ luân phiên nhau như thế chúng ta có thể có các độ cao như sau:

… Đồ - Rề - Mì – Fà – Sòl – Là – Sì – Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si - Đố - Rế - Mí – Fá – Sól – Lá – Sí …

7 nốt nhạc theo quy định được ký hiệu như sau:


Đô – C

Rê – D

Mi – E

Fa – D

Sol – G

La – A

Si – B


Cây đàn ghita của chúng ta có sáu dây, khi ôm đàn không bấm gì cả tính từ trên xuống dưới sáu dây đó sẽ tương ứng với: Mì – Là – Rê – Sol – Si – Mí. Từ bây giờ chúng ta sẽ quy định 6 dây đó tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Như vậy chúng ta ôm đàn không bấm gì đánh dây 1 ta sẽ được nốt Mì, đánh dây 2 ta sẽ được nốt Là, đánh dây 3 sẽ được nốt Rê , đánh dây 4 sẽ được nốt Sol, đánh dây 5 sẽ được nốt Si, đánh dây 6 sẽ được nốt Mí.

Nếu chúng ta đánh đàn bằng các ngón của bàn tay phảI thì chúng được quy định như sau: ngón cái đánh 3 dây 1,2,3 bằng cách bật từ trên xuống, ngón trỏ đánh dây 4 bằng cách móc từ dưới lên, ngón giữa đánh dây 5 bằng cách móc từ dưới lên, ngón áp út đánh dây 6 cũng bằng cách móc từ dưới lên.


Bây giờ chúng ta sẽ có bài tập 1:

Các bạn tập ôm đàn, tay trái để không không cần bấm gì cả dùng ngón cái bật lần lượt 3 dây 1, 2, 3 tiếp theo dùng ngón trỏ móc dây 4, ngón giữa móc dây 5, ngón áp út móc dây 6 sao cho tiếng kêu của chúng rõ ràng, không bị tắc và đều nhau.

Bài này có thể tập từ 30 phút đến 1 tiếng là hoàn thành.



Cây đàn ghita có cần được chia thành từng ô gọi là phím.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập bấm phím bằng tay trái. Lấy dây 1 làm thí dụ:

Để buông chúng ta có nốt Mì, ngón trỏ tay trái bấm vào phím đầu tiên của dây 1, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà.

Nhả ngón trỏ ra, lấy ngón giữa bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà thăng (Fà thăng là thế nào phần sau chúng ta sẽ nói).

Tiếp tục nhả ngón giữa ra, lấy ngón áp út bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol.

Nhả ngón áp út ra, lấy ngón út bấm phím tiếp theo (hơi khó đấy), dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol thăng.



Bài tập 2:

Bây giờ các bạn tập như phần trên đã nói, dùng 4 ngón của bàn tay trái lần lượt bấm các phím của dây 1, mỗi lần bấm dùng ngón cái bật dây 1 sao cho tiếng kêu không bị tắc, 4 lần bấm và đánh đều nhau là được.

Bài này tập khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Cao độ giữa các nốt người ta gọi là cung:
Các bạn cần ghi nhớ điều này, chưa cần hiểu lắm là tại sao. Cao độ giữa:

Mi – Fa : là ½ cung.

Fa – Sol : là 1 cung.

Sol – La: là 1 cung.

La – Si : là 1 cung.

Si – Đô: là ½ cung.

Đô – Rê: là 1 cung.

Rê – Mi: là 1 cung.


Để tăng cao độ lên ½ cung người ta dùng dấu thăng. Ký hiệu là #.

Như vậy cao độ giữa F – F# là ½ cung. Hay nói cách khác F# cao hơn F ½ cung.

Cao độ giữa F# - G là ½ cung. Ta có thể hiểu F# chính là nốt nằm chính giữa F và G.

Để giảm cao độ xuống ½ cung người ta dùng dấu giáng. Ký hiệu là b.

Như vậy nốt Fb thấp hơn nốt F ½ cung.



Bài tập 3:

Bây giờ chúng ta tập lên dây đàn.

Các bạn để dây 6 đánh lên nghe bình thường, tùy tai nghe của bạn thích nghe như thế nào thì để thế đấy, nếu muốn dây căng lên (tiếng cao lên), hay trùng xuống (tiếng thấp đi) bạn có thể vặn chốt của dây ở đầu đàn.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 5, đánh dây 5, rồi đánh dây 6 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 5 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 4 của dây 4, đánh dây 4, rồi đánh dây 5 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 4 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 3 , đánh dây 3, rồi đánh dây 4 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 3 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 2 , đánh dây 2, rồi đánh dây 3 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 2 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 1 , đánh dây 1, rồi đánh dây 2 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 1 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tổng kết:

Các bạn đã làm quen với Nốt, Cung, Thăng, Giáng. Dây đàn, Phím, Ngón tay nào đánh dây nào rồi.
Như bài tập 2 trong phần 1 các bạn đã biết 4 nốt đầu tiên của dây 1.
Các dây đàn tương ứng với nốt nào cần ghi nhớ.
Cuối cùng các bạn cần thuộc lòng độ cao giữa các nốt.

Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ bài viết này :
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 comments:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Support : Diễn đàn | Điều khoản | Liên hệ
Copyright © 2011. htbinhpc - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang